TUỔI THƠ KHỐN KHÓ
Tôi sinh năm 1957 tại Ninh Giang, Hải Dương, bố là một bác sĩ được đào tạo từ thời Pháp thuộc. Sau đó, bố mẹ được phân công lên công tác tại Bệnh viện Bắc Kạn. Công tác ở Bắc Kạn được một thời gian ngắn thì bố lại nhận nhiệm vụ về Hải Phòng, mẹ cùng 2 con ở lại đất Bắc Kạn. Học hết lớp 6, tôi đành phải tạm dừng việc học do gia đình quá khó khăn, giang dở con đường học đường hàn lâm.
Thời gian này, một mình tôi bắt tay vào công việc làm nhà, một việc tưởng chừng như quá sức của một cậu bé 13 tuổi. Nhưng với sức sáng tạo bẩm sinh, tôi đã biết nhờ người đi đốn gỗ, dùng đòn bẩy vận chuyển về đến địa điểm nhà mình, rồi tính toán việc dựng cột làm nhà một cách chính xác. Mất hơn một năm, ngôi nhà của 3 mẹ con hoàn thành với kiến trúc 3 gian kiểu đồng bằng Bắc bộ.
VÀO ĐỜI BẰNG BÁCH NGHỆ
Làm nhà xong, tôi quay lại trường học thêm 1 năm nữa thì bỏ hẳn, đi làm công nhân gang thép ở Thái Nguyên. Thời gian đầu, tôi được đi học bổ túc về nghề cơ khí 18 tháng. Chính 18 tháng ngắn ngủi này đã bắt đầu hun đúc trong tôi niềm đam mê sáng tạo máy móc sau này.
Làm công nhân gang thép được vài năm, tôi lại bỏ nghề xin vào làm thợ mộc ở địa phương. Mặc dù chưa được một ngày đào tạo về làm mộc, song sản phẩm của tôi bao giờ cũng thuộc loại đẹp nhất xí nghiệp. Làm ở xưởng mộc 1 thời gian, với niềm đam mê cơ khí, anh công nhân Trịnh Đình Năng đã nhiều lần đề xuất cho Phó giám đốc xí nghiệp Hoàng Hòa về việc nâng cấp máy móc và đưa tự động hóa vào sản xuất. Đề án của tôi đã chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên do những vấn đề mang tính thời điểm, Phó giám đốc xí nghiệp đã không chấp nhận đề án này.
Không được chấp nhận sáng tạo đó, Tôi tỏ ra chán nản và lại xin thôi việc, bỏ về làm may với người vợ là Nguyễn Thị Ngoan. Làm may được vài năm, tôi lại “ngứa” nghề cơ khí nên chuyển sang sửa chữa xe máy. Thời gian này, tôi đã tự chế được loại máy ép biên rất hiệu quả, bán chỉ bằng nửa giá so với thị trường do chi phí sản xuất thấp. Nhờ vậy, chỉ vài ba năm làm thợ sửa xe máy, tôi đã kiếm bội tiền. Lúc cao điểm đã kiếm được tới 30 cây vàng. Nhưng thay vì dùng tiền để chi tiêu cá nhân hay đầu tư tôi lại dùng số tiền này để nghiên cứu khoa học.
THỎA LÒNG ĐAM MÊ TỰ MỞ PHÒNG NGHIÊN CỨU RIÊNG
Sau khi làm ăn khấm khá và có trong tay một lượng vàng, lúc này tôi dồn hết của cải và tâm huyết cho công việc nghiên cứu công nghệ. Năm 2000,tôi tự mở một phòng nghiên cứu, tự sắm sửa đồ đạc trang thiết bị hiện đại thuê thêm 3 người hỗ trợ. Suốt 1 năm trời, tôi không làm gì để kiếm tiền mà quanh quẩn trong phòng thí nghiệm, hoạt động cần mẫn như một kỹ sư nghiên cứu. Thời gian này tôi nghiên cứu rất sâu việc tách quặng kim loại lấy vàng, bạc theo một công nghệ mới. Bao nhiêu tiền của tích cóp được tôi mang ra mua trang thiết bị nghiên cứu. Có những lần, tôi đưa vào lò đốt khối lượng gần cả cân vàng. Nhiều lúc vợ và người nhà nhìn thấy tưởng tôi bị làm sao nên tới khuyên can, nhưng đều bị tôi gạt ra và tiếp tục công việc.
Bản thântôi không được học hành bài bản nên công việc nghiên cứu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cứ tự làm, tự nghiên cứu, mày mò và đúc rút kinh nghiệm. Chính công việc này đã cho tôi một sự đam mê cuốn hút đến kỳ lạ. Rất nhiều đêm, thức trắng trong phòng thí nghiệm. Ngay cả trong bữa ăn hay giấc ngủ, trong đầu vẫn không thôi mong ước thành công trong việc tách vàng bạc theo một công nghệ mới tiết kiệm hơn so với quy trình hiện hành.
Được hơn một năm đưa vàng vào lò đốt, cạn tiền. Trung tâm nghiên cứu của buộc phải giải thể. Công trình nghiên cứu dở dang cũng đành gác lại. Hồi ấy, tôi như người mất hồn và tưởng như gục ngã trước cuộc đời. Song với tinh thần kiên cường, tôi đã tự gượng dậy được. Mặc dù việc nghiên cứu không thành công song nó đã thành nhân. Nghiên cứu này đã cho tôi rất nhiều kiến thức về việc tạo nhiệt trong quá trình sản xuất. Đây chính là nền móng để sau này ông cho ra đời một sáng chế đáng giá cả 10 tỉ đồng và được Nhà nước cấp quyền sáng chế.
Lại nói, sau khi thất bại trong nghiên cứu tách vàng, tôi được nhiều nhà sản xuất trong nước và quốc tế biết đến. Được một công ty chế tạo máy của Hàn Quốc mời về Hà Nội làm chuyên gia kỹ thuật với rất nhiều ưu đãi. Được họ thuê nhà cho ở, cung cấp ôtô đi lại và hưởng lương 2.000 – 3.000 đô la. Chỉ trong vòng 2 năm, kinh tế gia đình lại phục hồi, có điều kiện cho con cái đi học, sửa sang nhà cửa.
Nhưng không dừng lại ở đây, tôi vẫn ôm mộng sáng chế ra những công nghệ mang thương hiệu của cá nhân mình. Năm 2009, viết xong một đề án sáng chế thể hiện tính vượt trội so với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Đức… Độc quyền sáng chế hiện đang được áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như môi trường xã hội rất tốt cho đơn vị sử dụng.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO TRỊNH NĂNG
Bằng kiến thức kỹ năng kinh nghiệm và tầm nhìn của chính bản thân mình, hiểu được văn hóa khí hậu thổ những Việt Nam đặc biệt vùng núi phí Bắc nước ta có nhiều dược liệu phong phú, hàm lượng cao.
Năm 2018 tôi thành lập công ty TNHH công nghệ cao Trịnh Năng, trung tâm nghiên cứu công nghệ cao. Đã cho ra đời không chỉ lò đốt rác thải y tế, đầu đốt tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra đã từng bước nghiên cứu sản xuất thành công các sản phẩm chức năng cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ tế bào của con người như Nacaro, các sản phẩm, hợp chất công nghệ Nano thiên nhiên: Trịnh Năng Curcumin, Trịnh Năng Gừng, Trịnh Nang Gấc. Một số sản phẩm đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm như Nano Đông Trùng Hạ Thảo, Nano Cà Gai leo.....
Đặc biệt tôi đã nghiên cứu và sản xuất thành công dây chuyền sản xuất hợp chất siêu bán dẫn Endo Fulleren. Sản phẩm là hợp chất siêu bán dẫn Endo Fulleren, C60, C70 đã được phát hiện từ những thập niên 80s. Sự khám phá C60 đã chuyển hướng nghiên cứu từ chuyện tìm kiếm những thành phần của vật chất tối (dark matter) trong vũ trụ đến một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ liên hệ đến khoa vật liệu (Materials Science). Năm 1996, ba nhà khoa học Kroto, Curl và Smalley được giải Nobel Hóa học cho sự khám phá này.
Sự khám phá của C60 cho carbon một dạng thứ tư. Sau khi nhận diện C60 từ quang phổ hấp thụ Kroto, Curl và Smalley bắt đầu tạo mô hình cho cấu trúc của C60. Trong quá trình này các ông nhanh chóng nhận ra rằng các nguyên tố carbon không thể sắp phẳng theo kiểu lục giác tổ ong của than chì, nhưng có thể sắp xếp thành một quả cầu tròn trong đó hình lục giác xen kẽ với hình ngũ giác giống như trái bóng đá. Phân tử mới này được đặt tên là buckminster fullerene theo tên lót và họ của kiến trúc sư Richard Buckminster Fuller. Ông Fuller là người sáng tạo ra cấu trúc mái vòm hình cầu với mô dạng lục giác. Người ta thường gọi C60 là fullerene hay là bucky ball.
Hình ảnh phân tử Endo Fullerene
Việc khám phá C60 đã làm chấn động hầu hết mọi ngành nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đối với môn hóa học hữu cơ, nó đã tạo ra một nguồn sinh khí mới cho ngành nghiên cứu quá cổ điển này. Sự khám phá có tầm quan trọng hơn sự khám phá cấu trúc vòng nhân benzene của Kekule gần 150 năm trước. Benzene đã mở ra toàn bộ ngành hóa học của hợp chất thơm (aromatic compounds). C60 đã mở ra ngành "Hóa học fullerene" đi song song với sự phát triển của ngành công nghệ nano hiện nay.
Lịch sử fullerene lâu đời hay non trẻ tùy vào hai cách nhìn khác nhau. Nghiên cứu fullerene thật ra rất ngắn, chỉ hơn 20 năm kể từ ngày khối phổ khí của Curl và Smalley cho biết sự hiện diện của C60 và C70, nhưng sự hiện hữu của fullerene có lẽ còn sớm hơn sự xuất hiện của loài người. Nó có trong những đám mây bụi trong vũ trụ, mỏ than, bồ hóng từ những ngọn nến lung linh hoặc những nơi khiêm tốn hơn như ở lò sưởi than, cái bếp nhà quê đen đui đủi vì nhọ nồi... Người ta không tìm được C60 vì hàm lượng rất nhỏ và thường bị than vô định hình phủ lấp.
Hơn thế nữa, tôi cũng phát hiện ra một tính chất vật lý đặc biệt: Hiệu ứng từ trường khổng lồ, và cũng là giải thưởng Nobel vật lý 2007 được chia cho 2 nhà khoa học Alber Fert và Peter Grünberg.
Albert Fert | Peter Grünberg |
(Từ hiệu ứng từ điện trở khổng lồ – spintronics – đến giải Nobel Vật lý 2007)
Tuy nhiên, một nhược điểm hợp chất C60, C70 và cả hỗn hợp Endo Fulleren pha tạp kim loại hiện nay trên thế giới mới chỉ sản xuất được số lượng nhỏ quy mô trong phòng thí nghiệm và giá vô cùng đắt 150 triệu USD/gam. Nhưng Công ty TNHH Công nghệ cao Trịnh Năng đã hoàn thiện công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Với sáng chế này, cá nhân tôi (Trịnh Đình Năng) đã nhận được huy chương danh giá WIPO của trường Đại học Unifi của Úc.
GIẤC MƠ, KHÁT VỌNG CÒN DANG DỞ
Mặc dù đã thành lập được Trung tâm nghiên cứu, công ty để thương mại các sáng chế, cũng đã tập hợp được đội ngũ nhân viên giàu năng lực và quyết tâm. Nhưng con đường phát triển đưa sản phẩm ra thị trường, đưa vào cuộc sống phục vụ con người, với tôn chỉ không thay đổi “SÁNG CHẾ VÌ CỘNG ĐỒNG” cũng vô cùng khó khăn.
Thiếu sự định hướng, hỗ trợ, bảo vệ bản quyền trí tuệ và đầu tư của Đảng, nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế 4.0, cho các doanh nghiệp tư nhân, những nhà khoa học tâm huyết, những sáng tạo hữu ích. Còn nhiều những “yêu cầu dưới gầm bàn” của các cơ quan chức năng hữu quan, các công chức thiếu đạo đức, tâm huyết nghề nghiệp, làm cho sự xây dựng và vận hành doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn, mất nhiều thơi gian không cần thiết.
Các sản phẩm kém chất lượng, được định giá, đánh giá chất lượng thiếu khách quan, thiếu kiến thức khoa học của các viện / trung tâm / tổ chức cấp bằng chứng chỉ, các cá nhân khoa học tràn lan trên thị trường. Bản thân sản phẩm kém chất lượng không tạo ra những lợi ích, hiệu quả sức khỏe cho người dân, nhưng khi đưa ra thị trường đặt cạnh hàng thật, hàng chất lượng lại làm mất giá trị của hàng thật, làm người dân không phân biệt được hàng giả hàng thật, hàng chất lượng và kém chất lượng.
Chúng tôi luôn mỏi mắt kiếm tìm, chờ đợi những đối tác, nhà khoa học thực sự, nhà đầu tư có tầm nhìn, để cùng chúng tôi khởi hành một hành trình, để hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường, đi vào đời sống phục vụ con người, không chỉ Việt Nam mà cả các nước có nền khoa học tiên tiến như Mỹ, Nhật, Đức, Châu Âu...
Mỗi sự ủng hộ, mỗi sự sẻ chia của quý khách hàng, của thân nhân, bằng hữu đều là những động viên vô cùng quý báu cho bản thân tôi, những “ước mơ còn dang dở”, những cổ vũ đúng lúc cho đội ngũ chúng tôi tiếp tục hành trình dài ... SÁNG CHẾ VÌ CỘNG ĐỒNG.
Thân ái,
Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 11 năm 2019,
Tổng giám đốc, nhà sáng chế: Trịnh Đình Năng